Thiệt đơn, thiệt kép khi người lao động tự ý phá bỏ hợp đồng với công ty Nhât Bản.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản bằng các hình thức “chui”, tin nhầm đơn vị đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài không uy tín là nguyên nhân chính khiến người lao động không tìm được việc làm như ý muốn khi xuất khẩu lao động sang nước ngoài, dẫn đến những hoạt động nổi cộm như bỏ trốn, tự ý phá hợp đồng hoặc dụ dỗ, lôi kéo do thiếu hiểu biết về pháp luật… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Việc bỏ trốn khỏi nơi làm việc khiến người lao động không những bị phạt tiền, đưa về nước mà còn ảnh hưởng, hạ thấp uy tín của nghiệp đoàn Nhật Bản và Công ty xuất khẩu lao động. Từ một hành động thiếu hiểu biết pháp luật của một cá nhân mà ảnh hưởng đến rất nhiều con người.
Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu người lao động ở nước ngoài trái phép hay bỏ trốn có thể bị phạt tiền 80-100 triệu đồng. Khoản 4 Điều 6, Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định, người lao động có thể đi làm theo “Hợp đồng cá nhân” ký với phía nước ngoài mà không phải qua các doanh nghiệp làm dịch vụ. Tuy nhiên, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước sở tại cũng như các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký với phía nước ngoài.
Trường hợp người lao động đã ký hợp đồng với công ty của Nhật trong thời hạn 5 năm nhưng dưới 5 năm người lao động bỏ việc chuyển sang làm cho một nhà máy khác trả lương cao hơn. Như vậy là vi phạm hợp đồng đã ký. Nếu trước khi xuất cảnh, người bảo lãnh cam kết trả tiền phạt nếu người lao động vi phạm hợp đồng thì công ty xuất khẩu lao động Việt Nam có quyền khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Ngoài ra, người lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d. Như vậy, ngoài việc trả khoản tiền phạt như đã cam kết, người lao động còn có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng do đã “bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng”.
Nếu người lao động đang ở Nhật thì người đứng đầu cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự…được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật sẽ có thẩm quyền xử phạt. Người lao động cũng có thể bị buộc phải về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản bằng các hình thức “chui”, tin nhầm đơn vị đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài không uy tín là nguyên nhân chính khiến người lao động không tìm được việc làm như ý muốn khi xuất khẩu lao động sang nước ngoài, dẫn đến những hoạt động nổi cộm như bỏ trốn, tự ý phá hợp đồng hoặc dụ dỗ, lôi kéo do thiếu hiểu biết về pháp luật… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Việc bỏ trốn khỏi nơi làm việc khiến người lao động không những bị phạt tiền, đưa về nước mà còn ảnh hưởng, hạ thấp uy tín của nghiệp đoàn Nhật Bản và Công ty xuất khẩu lao động. Từ một hành động thiếu hiểu biết pháp luật của một cá nhân mà ảnh hưởng đến rất nhiều con người.
Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu người lao động ở nước ngoài trái phép hay bỏ trốn có thể bị phạt tiền 80-100 triệu đồng. Khoản 4 Điều 6, Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định, người lao động có thể đi làm theo “Hợp đồng cá nhân” ký với phía nước ngoài mà không phải qua các doanh nghiệp làm dịch vụ. Tuy nhiên, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước sở tại cũng như các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký với phía nước ngoài.
Trường hợp người lao động đã ký hợp đồng với công ty của Nhật trong thời hạn 5 năm nhưng dưới 5 năm người lao động bỏ việc chuyển sang làm cho một nhà máy khác trả lương cao hơn. Như vậy là vi phạm hợp đồng đã ký. Nếu trước khi xuất cảnh, người bảo lãnh cam kết trả tiền phạt nếu người lao động vi phạm hợp đồng thì công ty xuất khẩu lao động Việt Nam có quyền khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Ngoài ra, người lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d. Như vậy, ngoài việc trả khoản tiền phạt như đã cam kết, người lao động còn có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng do đã “bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng”.
Nếu người lao động đang ở Nhật thì người đứng đầu cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự…được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật sẽ có thẩm quyền xử phạt. Người lao động cũng có thể bị buộc phải về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.