Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ tháng 4/2002. Trải qua hơn 10 năm đưa lao động đi làm việc tại thị trường này, hiện nay có khoảng 60.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia. Với chi phí để có thể đi làm việc tại Malaysia thấp, chỉ khoảng 1.000 USD - 1.200 USD, cùng với yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ của thị trường này không cao, Malaysia được xem là thị trường lao động phù hợp với phần đông lao động nông thôn Việt Nam, đặc biệt là lao động miền núi, lao động các dân tộc thiểu số.
Lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia làm việc trong tất cả các ngành nghề, trừ lao động bảo vệ. Với ngành sản xuất chế tạo, lao động ta chủ yếu làm những công việc như điện tử, cơ khí, chế biến thủy hải sản và gỗ nội thất. Lĩnh vực dịch vụ khá đa dạng, lao động Việt Nam có thể làm giúp việc gia đình, dịch vụ phòng khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ nhà hàng ăn uống, và thậm chí chế tác vàng. Đặc biệt, lao động nữ Việt Nam rất được chủ sử dụng Malaysia tuyển dụng vào làm việc trong lĩnh vực dệt may. Ngoài ra, lao động Việt Nam cũng tham gia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trang trại. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2016, Chính phủ Malaysia đưa ra chủ trương tạm dừng tuyển chọn mới lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam vào Malaysia làm việc trong các ngành nghề chính thức nhằm rà soát lại tình hình lao động nước ngoài làm việc tại đây cũng như đánh giá lại chính sách thuế sử dụng lao động nước ngoài. Đây là nguyên nhân làm chững lại hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia trong những tháng vừa qua, với tổng số lao động đi làm việc tại Malaysia trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 1.762 người.
Ngày 24/8/2016, Bộ Ngoại giao Malaysia đã có thông báo chính thức về việc Chính phủ nước này quyết định cho phép tuyển dụng trên cơ sở xem xét từng trường hợp lao động mới từ các nước, trong đó có Việt Nam, cho ba lĩnh vực sản xuất, xây dựng và trồng trọt. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp tục xúc tiến, khai thác các hợp đồng cung ứng lao động có điều kiện làm việc và tiền lương tốt cho thị trường này.
Lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia làm việc trong tất cả các ngành nghề, trừ lao động bảo vệ. Với ngành sản xuất chế tạo, lao động ta chủ yếu làm những công việc như điện tử, cơ khí, chế biến thủy hải sản và gỗ nội thất. Lĩnh vực dịch vụ khá đa dạng, lao động Việt Nam có thể làm giúp việc gia đình, dịch vụ phòng khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ nhà hàng ăn uống, và thậm chí chế tác vàng. Đặc biệt, lao động nữ Việt Nam rất được chủ sử dụng Malaysia tuyển dụng vào làm việc trong lĩnh vực dệt may. Ngoài ra, lao động Việt Nam cũng tham gia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trang trại. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2016, Chính phủ Malaysia đưa ra chủ trương tạm dừng tuyển chọn mới lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam vào Malaysia làm việc trong các ngành nghề chính thức nhằm rà soát lại tình hình lao động nước ngoài làm việc tại đây cũng như đánh giá lại chính sách thuế sử dụng lao động nước ngoài. Đây là nguyên nhân làm chững lại hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia trong những tháng vừa qua, với tổng số lao động đi làm việc tại Malaysia trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 1.762 người.
Ngày 24/8/2016, Bộ Ngoại giao Malaysia đã có thông báo chính thức về việc Chính phủ nước này quyết định cho phép tuyển dụng trên cơ sở xem xét từng trường hợp lao động mới từ các nước, trong đó có Việt Nam, cho ba lĩnh vực sản xuất, xây dựng và trồng trọt. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp tục xúc tiến, khai thác các hợp đồng cung ứng lao động có điều kiện làm việc và tiền lương tốt cho thị trường này.